Ôn luyện tin học trẻ lần 3
Tính tổng từ 1 đến n
Nộp bàiPoint: 1
Viết chương trình tính tổng S=1 + 2 + 3 +...+ n
Input:
Số nguyên n
Output:
Tổng s=1 + 2 + 3 +...+ n
Ví dụ:
Input:
5
Output:
15
Tính Tổng 3
Nộp bàiPoint: 1
Viết chương trình nhập vào số n, tính tổng tất cả các ước của n.
Example
input
10
output
18
Tính Tổng 4
Nộp bàiPoint: 1
Viết chương trình tính tổng bậc ba của n số nguyên đầu tiên.
s=13 + 23 +...+n3
Tính Tổng 5
Nộp bàiPoint: 1
Viết chương trình tính tổng nghịch đảo của n số nguyên đầu tiên theo công thức:
~S= 1 + \frac{1}{2} + \frac{1}{3} +...+ \frac{1}{n}~
Kết quả làm tròn 3 chữ số sau phần thập phân
INPUT
5
OUTPUT
2.283
Gợi ý
C++: cout << setprecision(3) << fixed << "a = " << a << endl;
Python: print(round(a, 3))
WATERBILL
Nộp bàiPoint: 1
Ở thành phố Alpha, hóa đơn tiền nước sẽ được tính theo quy ước dưới đây:
Lượng sử dụng (m3) |
Giá trên mỗi m3 ($) |
Dưới 10 |
0.15 |
11 – 50 |
0.165 |
51 – 100 |
0.175 |
101 – 500 |
0.181 |
501 – 1000 |
0.193 |
1001 - 10000 |
0.201 |
Hơn 10000 |
0.253 |
Nhưng để khuyến khích mọi người bảo vệ môi trường.
Chính phủ quyết định sử dụng 1000m3, bạn phải trả 10 $ cho mỗi 1000m3 tiếp theo.
Bạn được cung cấp một số nguyên dương x (x≤4.109), hãy viết một chương trình để tính tổng chi phí cho hóa đơn tiền nước.
Kết quả sẽ được làm tròn thành ba chữ số dấu phẩy động (và ký tự $ ở cuối).
Ví dụ
Sample input
1234
Sample output
232.784$
Vòng tay
Nộp bàiPoint: 1
Người con gái miền núi rất thích đeo vòng tay, bộ vòng tay thường có 7 chiếc dùng để đếm thời gian. Cứ sau 01 ngày họ tháo chiếc vòng ở tay này đeo qua tay khác và sẽ di chuyển ngược lại nếu như hết 01 tuần. Người con gái hẹn gặp lại người yêu sau n ngày. Hãy cho biết ở thời điểm đó, số lượng vòng trên mỗi tay sẽ bằng bao nhiêu. Giả sử ban đầu cô gái đeo vòng tay bên trái.
Dữ liệu vào: là số nguyên dương n, dữ liệu vào đảm bảo 1 ≤ n ≤ 100.
Dữ liệu ra: gồm hai số nguyên ghi trên một dòng, cách nhau một khoảng trắng, cho biết số vòng bên tay trái và số vòng bên tay phải tại ngày thứ n.
Ví dụ
Sample input
17
Sample output
4 3
SỐ HÌNH CHỮ NHẬT
Nộp bàiPoint: 1
Cho hình bảng ô vuông kích thước M*N. Hãy tính xem có bao nhiêu hình chữ nhật tạo nên từ các ô vuông trong lưới?
Input: Nhập từ bàn phím lần lượt hai số tự nhiên M và N là kích thước của lưới (1≤M,N≤104).
Output: In ra số hình chữ nhật thỏa mãn yêu cầu đề.
Ví dụ
Sample input
1 1
Sample output
1
Mật khẩu
Nộp bàiPoint: 1
Cu Tí thường xuyên tham gia thi lập trình trên mạng. Vì đạt được thành tích cao nên Tí được gửi tặng một phần mềm diệt virus. Nhà sản xuất phần mềm cung cấp cho Tí một mã số là một dãy gồm các bộ ba chữ số ngăn cách nhau bởi dấu chấm và có chiều dài không quá 255 (kể cả chữ số và dấu chấm). Để cài đặt được phần mềm, Tí phải nhập vào mật khẩu của phần mềm. Mật khẩu là một số nguyên dương M được tạo ra bằng cách tính tổng giá trị các bộ ba chữ số trong dãy mã số, các bộ ba này được đọc từ phải sang trái.
Yêu cầu: Cho biết mã số của phần mềm, hãy tìm mật khẩu của phần mềm đó.
Dữ liệu vào: Cho từ tệp văn bản có tên PASSS.INP gồm một dòng chứa xâu ký tự S (độ dài xâu không quá 255 ký tự) là mã số của phần mềm.
Kết quả: Ghi ra tệp văn bản có tên PASSS.OUT gồm một số nguyên là mật khẩu tìm được.
Ví dụ
Sample input
218.042.693
Sample output
1448
Tiền gửi ngân hàng
Nộp bàiPoint: 1
Anh Bo có một số tiền là n đồng. Anh định đem n đồng này gửi ngân hàng với lãi suất 10% một năm. Cứ sau mỗi năm anh sẽ ra ngân hàng rút tiền lãi rồi nhập chung với tiền gốc để gửi lại cho năm sau (nếu tiền lãi là số thập phân lẻ thì sẽ được làm tròn đến hàng đơn vị, nghĩa là từ 0.5 trở lên thì làm tròn lên 1; dưới 0.5 thì làm tròn về 0). Anh dự định khi nào đủ số tiền m đồng thì sẽ rút toàn bộ để đi mua bò. Hỏi sau mấy năm thì anh Bo sẽ có đủ tiền mua bò?
Dữ liệu nhập:
- Là hai số nguyên n và m (10 ≤ n < m ≤ 109)
Dữ liệu xuất:
- Là số năm cần gửi ngân hàng.
Ví dụ
Sample input
100 120
Sample output
2
Con ốc sên
Nộp bàiPoint: 1
Có một con ốc sên muốn bò lên đỉnh của một cái cây cao ~V~ mét tính từ mặt đất. Trong một ngày nó có thể bò được ~A~ mét lên trên, tuy nhiên mỗi đêm khi ngủ, nó lại bị tụt xuống ~B~ mét. Nhiệm vụ của bạn là hãy viết chương trình xác định số ngày con ốc sên cần để bò lên đến đỉnh cây.
Input
- Là ba số nguyên ~A~, ~B~ và ~V~ cách nhau một khoảng trắng ~(1 ≤ B < A ≤ 10^9, 1 ≤ V ≤ 10^9)~
Output
- Là số ngày con ốc sên cần để bò lên đến đỉnh cây
Scoring
- Không có giới hạn gì thêm
Ví dụ
Sample Input
2 1 5
Sample Output
4
NHIỀU TIỀN
Nộp bàiPoint: 1
Hôm nay, mẹ Bin cho Bin tiền tiêu vặt. Bin được cho tổng cộng n tờ tiền với các mệnh giá X, Y, Z. Biết tổng giá trị của mỗi mệnh giá là bằng nhau. Bin đố mọi người tìm được số lượng tờ tiền của từng mệnh giá.
Cho trước một số nguyên n (số lượng tờ tiền) và ba giá trị X Y Z, bạn hãy tìm số lượng tờ tiền của mỗi mệnh giá.
Input: Dòng đầu chứ một số nguyên dương n (0 ≤ n ≤ 109). Dòng tiếp theo là ba số nguyên dương X, Y, Z.
Output: Số lượng tờ tiền của từng mệnh giá (Nếu đầu vào không hợp lệ thì trả về -1).
Ví dụ
Sample input
8
20 50 100
Sample output
5 2 1
Tiền xu
Nộp bàiPoint: 1
Bạn có số lượng xu không giới hạn với các giá trị ~1, 2, ... ,n~. Bạn muốn chọn một số bộ tiền có tổng giá trị là ~S~.
Nó được phép có nhiều đồng tiền có cùng giá trị trong tập hợp. Số lượng tiền tối thiểu cần thiết để có được tổng là bao nhiêu ~S~?
Input
- Dòng duy nhất của đầu vào chứa hai số nguyên ~n~ và ~S~ ~(1 \le n \le 100000, 1 \le S \le 10^9)~
Output
- In chính xác một số nguyên - số lượng xu tối thiểu cần thiết để có được tổng ~S~.
Scoring
- Không có giới hạn gì thêm
Ví dụ
Input
5 11
Output
3
Input
6 16
Output
3
Giải thích ví dụ
- Trong ví dụ đầu tiên, một số cách có thể để có được tổng 11 với 3 tiền là:
( 3 , 4 , 4 )
( 2 , 4 , 5 )
( 1 , 5 , 5 )
( 3 , 3 , 5 )
Không thể có được tổng 11 Với ít hơn 3 đồng xu.
- Trong ví dụ thứ hai, một số cách có thể để có được tổng 16 với 3 tiền là:
( 5 , 5 , 6 )
( 4 , 6 , 6 )
Không thể có được tổng 16 với ít hơn 3 đồng xu
Chia hết
Nộp bàiPoint: 10
Cho một số nguyên n. Hãy tìm số nguyên nhỏ nhất có chiều dài là n mà đồng thời chia hết cho hai số 3 và 7. Chiều dài của một số nguyên là số lượng các chữ số trong biểu diễn thập phân của số đó mà không có số 0 ở đầu.
Dữ liệu nhập:
- Là số nguyên n (1 ≤ n ≤ 1000).
Dữ liệu xuất:
- Nếu không có đáp án, in ra -1.
- Nếu có đáp án, in ra số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện bài toán, không có số 0 ở đầu.
Ví dụ
Sample input
2
Sample output
21
Cắt bánh
Nộp bàiPoint: 1
Hôm nay lớp 3A tổ chức liên hoan cuối năm. Cô giáo chủ nhiệm mua những chiếc bánh rất ngon và cắt ra cho mỗi em một phần. Để thưởng cho các học sinh đạt loại giỏi cả năm, cô giáo quyết định chia cho các em này những phần bánh to hơn những bạn khác. Mỗi chiếc bánh có thể được cắt ra thành 3 phần hoặc cắt thành 5 phần. Biết rằng lớp 3A có n học sinh và số chiếc bánh mà cô giáo chủ nhiệm mua là m chiếc. Sau khi cắt bánh và chia ra thì mỗi em học sinh nhận đúng một phần bánh không dư không thiếu.
Yêu cầu: Hãy cho biết lớp 3A có bao nhiêu học sinh đạt loại giỏi cả năm?
Dữ liệu vào: Nhập từ bàn phím hai số nguyên dương n và m (1≤n,m≤100)
Kết quả ra: Xuất ra màn hình số học sinh giỏi cả năm của lớp 3A. Nếu có nhiều phương án thì chỉ chọn phương án có nhiều học sinh giỏi nhất.
Ví dụ
Sample input
46 14
Sample output
36